Pannarat Rattanasinchai cảm thấy vô cùng xấu hổ và bất lực ở lần đầu tiên bị người lạ quấy rối. Khi đó, người mẹ 3 con đang ở trên một chiếc xe buýt đông đúc. Một người đàn ông liền áp sát từ phía sau và có những cử chỉ khiêu gợi.
“Thật kinh tởm và nhục nhã nhưng tôi không biết phải làm gì”.
Dù Pannarat đã lảng đi chỗ khác, hắn ta vẫn cố tình dí hạ bộ vào người cô. Cố gắng giữ chặt chiếc túi xách che phần mông của mình, cô phải chờ tên yêu râu xanh chán nản và tìm đối tượng khác trên xe.
![]() |
Cách tự vệ bằng khuỷu tay dành cho nạn nhân bị tấn công từ phía sau. Ảnh: Tibor Krausz. |
May mắn thay, một số hành khách chứng kiến vụ việc và báo ngay với tài xế. Chiếc xe buýt lập tức dừng lại ở đồn cảnh sát gần nhất và người đàn ông kia bị bắt giữ.
“Rất nhiều phụ nữ Thái Lan gặp phải tình trạng như tôi hàng ngày”, Pannarat nói.
Theo kết quả khảo sát của YouGov, một công ty nghiên cứu thị trường của Anh, hơn 20% trên tổng số 1.100 người Thái ở cả 2 giới từng bị quấy rối tình dục. Trong đó, các trường hợp bị tấn công tình dục chiếm tới 44%.
Ở một lần khác đi xe buýt, Pannarat tiếp tục bị quấy rối. Người đàn ông lạ mặt ngồi cạnh đặt bàn tay lên đùi cô. Dù cô đã gạt ra, hắn vẫn cố tình tái diễn.
![]() |
Jade Marrisa Sirisompan, cựu võ sĩ quyền anh Muay Thai, hướng dẫn học viên cách tự vệ. Ảnh: Tibor Krausz. |
Khác với lần trước, Pannarat đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Cô liền lấy con dao nhỏ trong túi xách và cảnh báo tên yêu râu xanh. Nhờ đó, hắn ta chịu buông tha cho cô.
Học tự vệ để chống nạn quấy rối
Pannarat học cách trở nên dũng cảm và quyết đoán hơn ở các lớp tự vệ. Tại đây, cô được học cách cảnh giác, đánh giá mức nguy hiểm của các mối đe dọa và đọc được ý định của kẻ tấn công. Ngoài ra, người mẹ 3 con cũng được hướng dẫn và tập luyện một số kỹ thuật phòng vệ.
Sau khi hoàn thành khóa học, nếu có chuyện gì xảy ra, Pannarat hoàn toàn có khả năng làm choáng hoặc tạm thời vô hiệu hóa kẻ tấn công. Cô ấy có thể tận dụng các bộ phận trên cơ thể để ra đòn nhanh chóng. Ví dụ, cô sẽ sử dụng khuỷu tay nếu bị quấy rối từ đằng sau.
“Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự bị quấy rối trước khi thực hiện các động tác phòng vệ. Không ai muốn bị ăn cùi chỏ vào mặt vô cớ đâu”, chuyên gia hướng dẫn tự vệ Kittichet “Joe” Mayakarn (56 tuổi) cho biết.
![]() |
Người mẹ 3 con Pannarat luyện tập một số động tác tự vệ. Ảnh: Tibor Krausz. |
“Sự an toàn của bạn là điều tiên quyết. Đừng cố lao vào ẩu đả vì bạn có thể bị thương. Hãy bỏ chạy khi có thể. Nếu bạn bị giữ lại, thì hãy đánh ngất kẻ quấy rối rồi chạy thoát thật nhanh”, ông nói.
Tại các buổi học, Kittichet cũng hướng dẫn các học viên sử dụng tactical pen, một loại bút bi bằng thép không gỉ để tự vệ. Ông cho biết các nạn nhân có thể đập vỡ xương quai xanh của kẻ tấn công nếu dùng đúng cách.
“Tôi dặn dò các bạn học viên luôn phải mang theo tactical pen và đèn pin. Bạn sẽ chẳng biết được lúc nào cần đến chúng. Nếu cần thiết, hãy dùng điện thoại của bạn như một loại vũ khí. Thà vỡ điện thoại còn hơn bạn tự làm thương mình”, Kittichet nói.
Kittichet không chỉ là một tiếp viên hàng không chuyên nghiệp mà còn làm thầy dạy chiến đấu tay không cho các sĩ quan cảnh sát, lính đặc nhiệm và vệ sĩ cao cấp. Ông đã học và rèn luyện các kỹ năng tự vệ trong suốt 40 năm qua.
![]() |
Kittichet “Joe” Mayakarn. Ảnh: Tibor Krausz. |
Ngoài ra, Kittichet cũng nhận dạy hàng nghìn phụ nữ cách bảo vệ bản thân. Vị huấn luyện viên này cho biết ông làm vậy kể từ khi có quá nhiều người đề nghị ông hướng dẫn chị em hoặc con gái của họ.
Sự an toàn của phụ nữ ở Thái Lan luôn trong trạng thái báo động, nhất là khi nạn hiếp dâm nơi đây trở nên phổ biến. Tuy nhiên, phần lớn các vụ việc không được báo công an bởi nạn nhân cảm thấy quá xấu hổ và tủi nhục.
Một trong những học viên của Kittichet từng suýt bị tài xế taxi hiếp dâm 2 lần. Lần đầu tiên, nữ kỹ sư này thoát được do cô đang tới kỳ kinh nguyệt. Lần thứ hai, cô chống trả tên yêu râu xanh và kêu cứu thành công, giống như những gì cô học được trên lớp.
Do nhu cầu học tự vệ ngày càng tăng cao, các trung tâm thể thao, phòng tập thể dục và yoga ở Thái Lan bổ sung các khóa học hướng dẫn phụ nữ bảo vệ bản thân.
![]() |
Một người phụ nữ Thái Lan học cách lên gối ở một lò tập Muay Thai. Ảnh: Tibor Krausz. |
“Nếu bạn hành xử như một nạn nhân, bạn sẽ trở thành nạn nhân. Hãy phản kháng mạnh mẽ lại kẻ tấn công. La hét, chửi mắng, cào cấu hắn ta. Chọc vào mắt và cắn xé đều được”, cựu vô địch quyền anh Thái Lan Shuki Rosenzweig (52 tuổi) cho biết.
Tuy nhiên, Shuki cho biết những biện pháp này chỉ giúp nạn nhân chống trả, tự vệ để chạy thoát chứ không để đấu tay đôi với kẻ tấn công. Theo ông, một phụ nữ nhỏ nhắn đánh bại một đàn ông to lớn là điều hiếm khi xảy ra ngoài đời thực.
Cũng có một vài huấn luyện viên tự vệ là nữ giới. Jade Marissa Sirisompan, nữ vô địch quyền anh thế giới mang ở hạng mục 51kg, cho biết các cô gái cần cảnh giác với mọi tình huống.
“Đa số những người bạn gái của tôi đều rất mong manh, không có thể lực tốt. Mỗi khi đi tiệc tùng, tôi phải trông chừng họ. Nếu có chuyện gì xảy ra, tôi luôn sẵn sàng chiến đấu”, cô nói.
Ngoài gửi bưu thiếp tới người thân từ dưới đáy biển, du khách còn có thể check-in tại đây và khám phá hệ sinh thái tuyệt đẹp dưới đại dương.
" alt=""/>Phụ nữ Thái Lan học cách làm bất tỉnh, gây choáng kẻ quấy rối tình dụcĐặng Trần Thủy Tiên – nữ sinh ĐH Ngoại thương gây xúc động với câu chuyện nghị lực chiến đấu với căn bệnh ung thư ở tuổi 19
Hành trình dũng cảm
Thủy Tiên bắt đầu cuộc chiến ung thư từ tháng 7 nhưng phải gần ba tháng sau, câu chuyện về nghị lực của một “chiến binh K” xinh đẹp mới lan truyền cảm hứng, khi mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh Thủy Tiên dự thi Duyên dáng Ngoại thương - Beauty & Charm 2019 vào chiều 27/10, bằng chính bức ảnh đã cạo trọc tóc trong quá trình cô điều trị ung thư.
Thủy Tiên cho biết, quyết định dự thi vì bị thu hút bởi chủ đề “She is the difference” (cô ấy là điều khác biệt).
“Mình nghĩ bất cứ ai sinh ra trên đời đều là một bản thể riêng biệt, mình cũng vậy. Hy vọng câu chuyện của mình sẽ khích lệ mọi người cố gắng chiến đấu với những căn bệnh đang phải đối đầu.
Các bạn trẻ có thể buồn, có thể khóc nhưng tuyệt đối đừng bao giờ gục ngã. Đừng bao giờ ngừng hy vọng, biết đâu có phép mầu xảy ra!”, Thủy Tiên nói.
Kết quả Thủy Tiên đã vào top 12 gương mặt nữ sinh xuất sắc, và ở vòng thi chung kết tối 15/12/2019, cô được trao giải thưởng “Người đẹp truyền cảm hứng”.
Thủy Tiên từng được trao danh hiệu Người đẹp truyền cảm hứng trong cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2019.
Từ đó đến nay, Thủy Tiên gần như chỉ tập trung vào việc uống thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục... theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi kết thúc bảo lưu và quay trở lại với việc học cũng là lúc nữ sinh kết thúc đợt điều trị bằng hóa chất mạnh, và đổi hóa chất khác, chuẩn bị “về đích” trong cuộc chiến chống chọi với tác hại của tế bào ung thư.
So với những ngày thi Hoa khôi ĐH Ngoại thương, Thủy Tiên giảm 4kg vì cơ thể không còn bị tích nước, ánh mắt sáng hơn, mái tóc bắt đầu mọc lại, đen nhánh và đầy sức sống, những chỉ số sức khỏe lạc quan hơn.
Nữ sinh chia sẻ: “Sức khỏe của mình đang tốt lên, trừ việc thỉnh thoảng ngực vẫn bị đau nhói lên. Tuy vậy, bác sĩ nói đó là chuyện bình thường sau khi phẫu thuật, nên mình không lo lắng nhiều.
Ngược lại, sau thời gian cách ly xã hội, mình được đi học trở lại, được gặp lại bạn bè, đi làm thêm một số công việc nên vừa có thêm thu nhập, vừa không bị “ỳ” khi ngồi một chỗ. Phác đồ sắp kết thúc, không ai nói trước được tương lai nhưng mình tin rằng mình sẽ chiến thắng bạo bệnh”.
Từ đó đến nay, Thủy Tiên tập trung điều trị, dưỡng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Sức khỏe của cô có nhiều tiến triển, dễ thấy nhất là mái tóc đã mọc trở lại và gương mặt tươi tắn, nụ cười rạng rỡ hơn.
Trong suy nghĩ của Thủy Tiên, ung thư là chu trình di căn và tái phát, có thể đưa cô quay trở lại bệnh viện bất cứ lúc nào. Nữ sinh luôn nhủ lòng, sợ hãi cũng không ích gì, điều duy nhất có ý nghĩa là lạc quan, kiên trì.
Hiện nay, mỗi ngày của Thủy Tiên diễn ra đều đặn với lịch trình lên lớp, về nhà ôn thi, đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng, đi bộ thư giãn và tập các bài cardio để giữ gìn sức khỏe.
“Mặc dù mình đang ôn thi giữa học kì, lịch học và làm việc khá dày đặc nhưng mình cảm thấy hạnh phúc vì được bận rộn. ĐH Ngoại thương giống như một gia đình, các thầy cô và bạn bè rất tạo điều kiện để mình vừa học, thi, vừa đảm bảo việc điều trị bệnh tại viện.
Ngay cả khi đi làm, các bạn đồng nghiệp cũng rất nhường nhịn, không để mình gặp áp lực. Tuy vậy, mình chỉ làm việc với cường độ mà sức khỏe cho phép, nên tự biết cân bằng và không để bản thân ỷ lại vào các bạn, các anh chị”.
Hiện nay, Thủy Tiên cho biết cô sắp “về đích” trong việc thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy không thể nói trước được tương lai, nhưng cô luôn giữ niềm tin mạnh mẽ rằng mình sẽ chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
Lan tỏa nghị lực kiên cường
Sau khi được xướng tên cho danh hiệu Người đẹp truyền cảm hứng của cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2019, Thủy Tiên có dịp tham gia nhiều sự kiện và lan tỏa năng lượng sống mạnh mẽ của mình đến với đông đảo cộng đồng.
Đối với nữ sinh, cô xem đó là cơ hội được trải nghiệm, học hỏi, và cũng là trách nhiệm của mình sau cuộc thi Hoa khôi của trường.
“Mình luôn trân trọng mỗi cơ hội như vậy. Mình được gần gũi hơn với các bệnh nhân ung thư, hiểu rằng có những người còn khó khăn hơn, hành trình chiến đấu với căn bệnh còn khắc nghiệt hơn mình nhưng họ vẫn rất lạc quan, kiên cường.
Mình cũng có dịp được làm việc với các anh chị như hoa hậu Ngọc Hân, cô Cẩm Thơ, các anh chị nhà báo... Mỗi kỉ niệm như vậy đều là bài học quý báu, là trải nghiệm khó quên giúp mình học hỏi được nhiều điều, khiến bản thân trưởng thành hơn mỗi ngày”.
Thủy Tiên nhận lời làm diễn giả trong talkshow về chủ đề Nữ quyền diễn ra ngày 31/5 vừa qua. Tại đây, cô chia sẻ nhiều câu chuyện chân thực về bản thân và truyền cảm hứng đến nhiều khán giả có mặt
Mới đây, nữ sinh tham gia một talkshow về chủ đề Nữ quyền do các học sinh THPT tổ chức. Tại đây, Thủy Tiên mang đến cho mọi người những câu chuyện chân thực nhất về cuộc sống của mình cũng như năng lượng tích cực, niềm tin mạnh mẽ vào một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Cô chia sẻ: “Mình đã tự hỏi bản thân câu hỏi “Nếu không bị ung thư, cuộc đời mình sẽ ra sao?” rất nhiều lần. Nhưng rồi, sự thật là không thể thay đổi. Mình coi đó là một hành trình thử thách mà bản thân bắt buộc phải trải qua.
Căn bệnh đã cho mình “được” nhiều hơn “mất”. Đó là khi mình học được cách yêu bản thân, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, học được cách yêu mái đầu không có tóc sau khi truyền hóa chất. Mình nhận thấy bản thân mạnh mẽ, bản lĩnh, nghị lực và yêu đời, yêu bản thân hơn bao giờ hết”.
Sau nhiều tháng phải cạo trọc đầu vì truyền hóa chất, Thủy Tiên đang làm quen với kiểu tóc tém tinh nghịch, tươi trẻ. Cô cho rằng kiểu tóc ngắn mới lạ này không khiến cho mình mất đi sự nữ tính, mà còn làm nổi bật lên hình tượng nữ sinh thế hệ mới hiện đại, năng động.
Chứng kiến Thủy Tiên hồn nhiên chia sẻ về sự thay đổi của cơ thể, của mái tóc mới thấy nghị lực sống vô cùng mãnh liệt ở cô gái này. Sau nhiều tháng chia tay mái tóc dài xoăn lọn “bánh bèo” vì hóa chất, Tiên đang tận hưởng một trải nghiệm mới trong đời: để tóc tém.
Đối với nữ sinh sinh năm 2000, kiểu tóc mới này là dấu hiệu của sự hồi phục sức khỏe, cũng như một hình tượng mới của bản thân: nữ sinh thế hệ mới hiện đại, bản lĩnh nhưng không kém phần dịu dàng, thân thiện.
Tiên cho biết ngoài việc học và đi làm thêm, sắp tới cô sẽ tham gia vào một dự án hướng tới những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, để giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng.
“Cuộc sống là vậy, cứ yêu những gì mình có, mang năng lượng tích cực đến với thế giới thì tự khắc thế giới sẽ mỉm cười lại thôi. Mình tin là như thế”, nữ sinh bộc bạch.
Nữ sinh Ngoại thương cho rằng việc chiến đấu với bệnh tật là một hành trình thử thách mà mình bắt buộc phải trải qua. Qua đó, cô có được cho mình những trải nghiệm quý báu như sự nghị lực, bản lĩnh, học được cách yêu và chấp nhận bản thân.
Sắp tới, Thủy Tiên sẽ tham gia một dự án hướng tới những bệnh nhân cũng mắc bệnh hiểm nghèo như mình.
Trên trang cá nhân, Thủy Tiên - cô gái mắc ung thư đi thi Duyên dáng Ngoại thương chia sẻ niềm vui khi bất ngờ nhận được thư động viên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
" alt=""/>Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư tái xuất xinh đẹp và đầy nghị lựcLiên hoan hát văn và hát chầu văn vừa tổ chức tại Đền Lảnh Giang cũng là dịp để tôn vinh Tín ngưỡng thờ Mẫu vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, việc sân khấu hoá nhiều quá di sản có làm mất đi tính thiêng của nó?
- Sân khấu hoá cũng là một hình thức truyền tải tín ngưỡng Thờ Mẫu tới những người dân. Bởi, có những người không có điều kiện để đi đến đền, phủ nghe diễn xướng thì thông qua những chương trình như thế , công chúng có thể hiểu sâu hơn về tín ngưỡng này. Bởi thế cho nên, mỗi một tháng Câu lạc bộ hát văn của chúng tôi đều đi xuống trung tâm văn hoá của các huyện để diễn xướng, hát văn cho mọi người hiểu hơn. Có những nơi chúng tôi đến vẫn cấm, nhưng sau khi trình diễn thì họ hiểu, họ lại thích. Chúng tôi muốn giới thiệu tới người dân hát văn và hát chầu văn như một hình thức nhã nhạc trong thờ Mẫu.
![]() |
Cô Hậu trong Liên hoan hát văn và hát chầu văn vừa tổ chức tại đền Lảnh Giang |
Có nhiều ý kiến cho rằng, lời trong hát văn có thể thay đổi cho phù hợp với thời đại, quan điểm của cô?
- Đối với đền Lảnh Giang và đối với Câu lạc bộ hát văn từ lúc chúng tôi thành lập cho tới bây giờ chúng tôi đều giáo hoá cho các nghệ nhân hát đúng theo lối cổ. Không được sáng tác văn mới. Ngay cả việc dạy trống, phách, cung bậc cho các cháu muốn theo, chúng tôi cũng dạy theo lối cổ hết.
Đối với đền Lảnh Giang, đưa trống dàn vào để hát văn là tôi từ chối không cho hầu. Vì xưa ông cha của chúng ta chỉ có mỗi cái trống con, phách để hát thôi. Giờ hiện đại rồi có thêm cái trống cái nữa là đủ. Chứ biến tấu mà đưa cả trống dàn vào gõ inh ỏi trong các giá hầu là tôi từ chối luôn.
Trước kia có đoàn đến đền của tôi để hầu nhưng mang cả dàn trống nhiều tầng từ nhỏ tới to. Tôi từ chối không cho hầu. Ở chỗ nào tôi không rõ chứ đền Lảnh Giang đã được công nhận là di sản, tôi có trách nhiệm gìn giữ di sản này. Trong Sài Gòn họ hầu theo lỗi Đờn ca tài tử với Nhã nhạc cung đình Huế. Thế nên nhiều đoàn ra miền Bắc cũng mang theo phong cách của họ ra, dân Bắc mình xem thì về biến tấu trong các giá hầu của mình nên cũng có chút lai lai.
Thực sự nghe được câu văn tròn vành rõ chữ, vỗ được cái gối, nhận được tiền lộc từ các ông đồng, bà đồng không phải là đơn giản. Thế nhưng thực tế hiện nay, các ông đồng bà đồng cứ trống to phách to là thích chứ nói thật hát theo đúng kiểu các cụ khó chứ đâu dễ. Đấy cũng là một hạn chế khi những người mở phủ cho con nhang đệ tử không hướng dẫn đúng.
Ngày trước các cụ hầu thì có tam toà thánh mẫu, ngũ vị tôn ông, tứ phủ chầu bà, tứ phủ ông hoàng, tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu là xong. Bây giờ thì nhiều giá vô cùng.
![]() |
Để hạn chế loạn các giá hầu, theo cô chúng ta phải làm gì?
- Bộ Văn hoá phải có quy chế, các ông đồng bà đồng đến đền phủ phải tuân thủ theo quy định cụ thể. Phải như thế mới được chứ nếu không để cho tự do thoải mái là phá cách hết ra, tín ngưỡng sẽ không tồn tại. Tôi ước ao Bộ Văn hoá họp các ông đồng bà đồng những người tiền cổ lại để cùng bàn phương hướng chứ bây giờ không có một kim chỉ nam nào cả. Nhà nước phải có quy chế phổ biến hết tới đền phủ.
Cấm bà đồng không được đánh trống dàn, các bà đồng nhiều khi không đồng ý. Tôi nói các bà đồng rằng bây giờ là di sản rồi thì chung tay bảo vệ di sản để mãi mãi trường tồn cùng dân tộc, đất nước sau này còn truyền lại cho các con các cháu. Chứ cứ làm lung tung ra thì phá cách hết. Bây giờ có người được công nhận là nghệ nhân rồi mà còn mang cả đàn ghi ta vào để hầu thánh, xong lúc tôi nói lại bảo đây là để thử nghiệm. Nếu là thử nghiệm thì mình thử tại gia chứ ai lại mang ra đền to phủ lớn làm mất hết giá trị di sản.
Cô có ủng hộ việc tung tiền trên chiếu hầu đồng?
- Vung tiền là lúc đó các cô đi chợ. Các đền phủ cũng có quy định hạn chế vung tiền rồi. Nhưng nói thật theo tâm linh một số giá không tung tiền thì không buôn được bán được. Có tung được, có tán được lộc thì mới có lộc, coi như các cô đi chợ xong về là buôn may bán đắt. Nhiều khi trong tâm linh mình không thể hiểu được, không thể giải thích được.
Trước tôi đi Đông Cuông, ai đến đó hầu mà tung tiền là nhà đền tắt điện, hát vo, cô hầu tung tiền thì mất điện mất quạt, không tung thì có điện có quạt.
Cách đây hơn 30 năm chúng tôi đi hầu đơn giản lắm, có mấy quả dưa chuột cắt ra, thuốc là cuốn, kẹo bột, củ đậu bổ, phát lộc 1 đồng 2 đồng. Mà làm gì có dân tới xem, lúc đó cho rằng mê tín dị đoan, chỉ ai căn quả mới đi, xong tự phát lộc cho nhau, vài người. Người này phát lộc cho người kia thế thôi. Mà làm gì có tiền mà tung.
Trước làm gì có gọi kẹo ngon mà mua, có tiền cũng không có mà mua, gói mứt tết mới phân phối, cả năm đến ngày trung thu mới được 1 góc cái bánh nướng bánh dẻo nhưng bây giờ thì quanh năm ngày tháng có. Thời đại tiến lên, thánh cũng sướng.
Nói chung chỉ có vài giá là tung tiền lẻ theo kiểu các cô đi chợ phát lộc, chứ làm gì có tiền to mà tung.
Cảm ơn cô về chia sẻ!
Tình Lê
" alt=""/>Thời đại tiến lên, Thánh cũng sướng